LY CAFE ĐEN KHÔNG ĐƯỜNG


Có lẽ tâm trạng hôm nay của nó xấu đi rất nhiều, nói đúng hơn là nó đang đau với nỗi đau đang bị xát muối. Nó cảm thấy chông chênh! Nó cảm thấy buồn và mất lòng tin.
Ngày thường có ai trong phòng pha cafe, nó chỉ cần nghe mùi thôi đã chảy 2 hàng nước mắt, vì trước giờ nó bị dị ứng với cafe, hễ cái gì có cafe là nó lại chảy nước mắt. Nhưng hôm nay nó đau quá, lòng nó mặn đắng. Giờ nghỉ trưa nó xuống căn tin đưa cái ly cho người ta bảo: “ Chị bán cho em ly cafe đen không đường.”, chị nhân viên nhìn nó ngạc nhiên rồi nói: “ cafe đen không đường luôn?” nói vậy nhưng chị cho nó thêm tí đường, một tí đó chắc cũng không thấm vào đâu. Cầm ly cafe trên tay mà nước mắt nó cứ chảy xuống, cái mùi rõ là rất khó chịu. Về đến phòng nó đặt ly cafe xuống mắt đăm chiêu nhìn và suy nghĩ: “ có phải cafe không đường đắng lắm không? Và uống nó vào mình sẽ làm sao nhỉ? Nằm ngủ tại chỗ hay nước mắt chảy xuống? Mông lung chút vậy thôi, nó cầm ly cafe lên định uống, một anh đồng nghiệp đi ngang qua nói nghe mùi cafe đâu đây ta. Nó quay sang anh trả lời là cafe của em. Anh bạn đồng nghiệp quá đổi ngạc nhiên không tin nó nói, kéo ly cafe về phía anh ta và nói: “ là cafe thật hả? Cafe đen không đường”. Mọi người cùng phòng nghe xong, không ai là không ngạc nhiên, những chẳng biết vì sao hôm nay nó lại có thể uống được cafe mà ngày thường chỉ cần ngửi được mùi nó đã khó chịu biết dường nào. Nhưng chỉ có mình nó mới hiểu sao lại uống cafe, bởi vì nó muốn khóc, khóc không để mọi người biết là nó đang khóc. Nên nó mượn cafe, để mọi người nghĩ rằng nước mắt đó là do bị dị ứng với cafe chứ không phải nó đang khóc vì buồn.
Uống từng ngụm cafe nước mắt nó lại tuông xuống như mưa, sao người ta bảo cafe đen không đường rất đắng mà nó uống thấy ngọt lịm? Có phải nỗi đau của nó đắng còn hơn cafe đen nên nó thấy cafe rất ngọt?
Nó lại nghĩ về những gì tối qua nó nhận được, thật sự rất đau!! Không phải nỗi đau đơn thuần mà là một nỗi đau nhân đôi. Nó đang đau với nỗi đau thứ nhất, nó đang đứng bên bờ vực thẩm, nó cố đưa tay lên nhờ người bạn mà nó thương nhất người bạn mà nó nghĩ là thân nhất kéo nó lên. Nhưng bạn nó lại quay lưng đi với nó và thờ ơ trước nỗi đau của nó. Nó đứng chông chênh và gục xuống, nó đau thật nhiều. Giờ nó nhận ra  trong mắt người bạn đó nó không là gì cả.
Từ nay nó sẽ học cách khi vấp ngã phải tự đứng lên, không cần bàn tay ai đó nâng nó dậy, học cách quên dần với nỗi đau, bỏ dần thói quen quan tâm ai đó quá nhiều như thế không có nghĩa là sống vô tâm. Nhưng như thế chắc có lẽ nó sẽ không quá đau như bây giờ.
Cafe đen không đường sẽ là người bạn thân thiết của nó những lúc nó buồn và muốn khóc.

Chuyện Nước Nổi Và Con Gái Của Lúa















Mấy ngày nay, khắp nơi đâu đâu cũng thấy cả một biển nước mênh mông, từ nông thôn đến thành thị. Vì ở cách xa thượng nguồn nên Cần Thơ cũng ngập nước nhưng so với các vùng miền khác thì cũng đỡ hơn nhiều. Sáng sớm đi làm phải chạy gần 20km mới đến Công ty sợ nhất là đi đoạn đường gần mé sông nước dâng khá cao, lại thêm có nhiều ổ gà ổ voi nữa, lúa sợ chạy không khéo té xuống sông không biết sao mà lội lên nữa. Vậy mà, con gái của 2 lúa nó khoái dữ lắm, chỗ cạn nó không chịu chạy nó cứ nhầm chỗ nước sâu mà chạy. Lúa cũng tưởng nó biết bơi nên nó thích nước, ai dè nó thấy mấy anh cao to lực lưỡng hơn nó ở phía trước lướt sóng tung tóe, nó thích quá cho nên nó cũng cong đuôi chạy theo ở phía sau. Đã bảo con gái chân ngắn rồi mà đòi bồng làm gì không biết, chút xíu nữa là uống nước 1 bụng rồi, đã bảo yếu đừng ra gió mà lại. Mà con gái của lúa nó cũng chịu đựng giỏi thiệt, trong khi mấy bạn cùng trang lứa với nó tấp vô lề hết, vậy mà con gái của lúa nó không chịu thua, không chịu khuất phục với mọi hoàn cảnh, cuối cùng làm má của nó là lúa đây một phen hú vía, tưởng đâu là cõng bộ con gái về nhà rồi.
                             ( Con gái của Lúa nà)
Lúa nói đùa tí cho vui thôi chứ nước nổi thì ai cũng lo lắng, thương nhất là Đồng bào mình ở Miền Trung phải gồng mình hứng chịu những thiên tai nặng nề, hết bão rồi đến lũ quét, vất cả cả năm trời nhưng chỉ cần một cơn bão đi qua hay mùa nước nổi tràn về là cuốn trôi đi tất cả những cố gắng. Nhìn thấy những cảnh tưởng ấy qua báo đài mà làm lòng lúa đau xót. Lúa may mắn hơn được sinh ra ở Miền Tây sông nước, cũng có bão, cũng có lũ nhưng không đáng kể so với nơi khác. Nước ngập tầm đến đầu gối là mọi người đã lo lắng, chuẩn bị đủ thứ để tránh lũ, còn trong khi đó đồng bào Miền Trung có nơi nước ngập đến mái nhà, mọi sinh hoạt phải tạm dừng lại chờ khi lũ rút.
Lúa rất mâu thuẫn, lúa không thích nước lũ đến giao rắc nhiều đau thương, nhưng lúa lại thích được xoắn quần lên lội nước và ngâm chân dưới nước cảm giác nó ngồ ngộ là lạ. Cần Thơ của lúa nước ngập cũng khoảng đến trên đầu gối của lúa là cùng ( nói nhỏ là tại vì chân lúa ngắn quá hehe). Những ngày như thế lúa cùng vài chị bạn thân sắm mỗi người một đôi dép lào để lội nước. Bến Ninh Kiều là nơi lý tưởng mà mỗi năm vào mùa này, ít nhất 1 lần lúa cùng mọi người xuống nơi đây, có thể lặn lội xuống đây chỉ để ngâm nước hoặc nhìn ngắn những em nhỏ đùa nghịch với nước, đó cũng là cách tốt nhất mà lúa xả xì trét, cũng may dưới bến Ninh Kiều là do nước sông dâng lên chứ không phải bị ngập do nước cống không thoát nước được mà tràn bờ, nên có thể an tâm vẫy vùng mà không sợ bị bốc mùi.


20-10, ai có gia đình sẽ sum hợp bên gia đình, ai có người yêu thì cùng người yêu chạy vòng vòng dạo phố. Còn lúa lúa chỉ có con gái sớm tối cùng lúa đi về và những chị bạn thân cũng giống lúa, độc thân vui tính cùng nhau đón một ngày lễ Phụ Nữ ấm áp, nhưng lúa cảm thấy rất vui, vui vì bên cạnh mình vẫn còn có những người bạn, những người chị thật đáng yêu.
                                              Trăng và cầu Cần Thơ phía xa xa 

BÀ NGOẠI BÁN NHO

Tiếng bước chân nặng nè, dáng nghiêng nghiêng trong cái nắng chiều vừa tắt. Tiếng rao yếu ớt của Ngoại cùng với một sề nho to đùng đang đội trên đầu, làm cái dáng đã còng của Ngoại giờ càng còng hơn. Đặt sề nho bên cạnh nó, buông tiếng thở dài, mắt Ngoại đã mờ, chân ngoại đã rung, dáng người gầy còm cất tiếng rao mời:
“ Con ơi, mua tiếp Bà ít nho với, đi bán từ 4h sáng tới giờ vẫn còn nhiều quá, nhà Bà ở Trà Nóc lận, phải bán lỗ để về thôi, còn có tiền để trả cho người ta.”
Nghe Ngoại rao mời nó cảm nhận được sóng mũi cay cay, tim nó quặn thắt, đây không phải lần đầu nó bị như thế, nhưng không hiểu sao mỗi lần nhìn những cảnh tượng như thế tim nó lại nhảy nhót lên, khiến nó sắp rơi ra khỏi lồng ngực. Lần trước nó gặp ông Ngoại, bị cụt một chân đi bán bánh tráng, nó cũng mua giúp nhưng cũng thấy đau, lần sau nó gặp một Bà Ngoại ngoài 80 đi bán vé số, tim nó cũng lại reo lên. Còn lần này nó cảm giác thấy tim nó như thế nào đó, khiến nó nghèn nghẹn sắp không thở nỗi.
Nó đưa mắt nhìn sề nho của Ngoại, lắc lắc tay Chị bạn thân ngồi bên cạnh, thì thầm: “ Chị mua nho tiếp ngoại đi”. Chị ăn thử một trái và quay sang nói khẽ với nó: “ Nho của Ngoại không tươi, mà nó chua quá chừng hà”. Cuối cùng  Chị cũng bị nó thuyết phục, mua mỗi người 1 bọc cho Ngoại đỡ bớt gánh nặng đường xa.
Chị em nó mua giúp Ngoại Ngoại mừng lắm và rối rít cảm ơn 2 chị em nó, Ngoại nói Ngoại có tới 7 người con nhưng “ không đứa nào nuôi Ngoại”. Ngoại phải tự kiếm sống thôi. 7 người con ư? Nghe tới đây nó lại thấy buồn cho Ngoại, cả một đời buôn gánh bán bưng, giờ đã già sức khỏe đã kém, không còn đủ sức lo cho họ thì lại bị bỏ rơi như thế này sao? Cho dù nghèo đến đâu mà 7 đứa con cũng không nuôi nỗi một người Mẹ già sao?
Nhà ở Trà Nóc cách nơi đây hơn chục cây số, qua tới đèn đỏ còn quẹo vào con đường Nguyễn Chí Thanh qua 2 cây cầu mới tới nhà Ngoại, Trà Nóc đoạn đường ngày nào nó cũng đi làm mà, tối rồi Ngoại vẫn chưa bán hết, không biết khi nào mới được về nhà? không biết từ sáng tới giờ có ăn cơm nước gì chưa nữa? Khoảng 15 phút sau, nó lại thấy Ngoại quay trở lại ngồi bên cạnh nó, ngoại bảo Ngoại cảm ơn 2 chị em nó vì đã mua giúp Ngoại, nên có người cũng mua gần hết chỗ nho ấy của Ngoại, chỉ còn lại một ít trái rơi rụng còn lại trong sề. Nó mừng thầm vì hôm nay chắc Ngoại sẽ được về sớm, có tiền trả tiền nho cho người ta. Nhưng Ngoại bảo, Ngoại đi không nỗi nữa, chân đi từ 4g sáng đến tối đã mỏi rụng rời, thêm cái đầu bị đau do đội cái sề nặng quá lâu nên Ngoại chờ chú xe ôm vẫn thường rước Ngoại mỗi khi đi bán về, tội nghiệp chú ấy thấy hoàn cảnh khốn khó của Ngoại, thay vì từ Cần Thơ về đến Trà Nóc đi xe khác phải tốn 70 ngàn, nhưng chú ấy chỉ lấy của Ngoại 30 ngàn nhưng phải đợi chú ấy đến 22h thì chú ấy mới có thể rước được Ngoại. Giờ thì Ngoại bán sắp hết rồi, Ngoại lại trả tiền nho và ngồi đó đợi chú ấy lại rước. Một lần nữa nó tin trên đời này vẫn còn nhiều người có trái tim nhân hậu, nhiều người cũng thông cảm với hoàn cảnh của những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Nhìn cái dáng hao gầy của Ngoại in bóng xuống đường qua những ánh đèn khuất dần trong màn đem đang buông xuống, nó khẽ lắc đầu suy nghĩ mông lung: “ có khi nào tuổi già nó cũng thế không nhỉ? ”.
Cầm bọc nho trên tay, Chị hỏi nó: “ nho chua vậy sao ănnổi?” Nó mỉm cười đáp lời Chị: “ Khi Chị ăn nho, Chị dùng tâm mà ăn và suy nghĩ về Ngoại, bằng tấm lòng nhỏ bé của Chị em mình thì Chị sẽ cảm thấy rất ngọt”.Vốn dĩ loại nho đó đa phần đều ngọt, nhưng chẳng hiểu sao nho của Ngoại bán nó lại chua đến vậy, chắc có lẽ nó chua chát như chính cuộc đời của Ngoại.

Rời nơi đó, trong đầu nó còn suy nghĩ mông lung.........suy nghĩ về Ngoại người mà lần đâu tiên nó gặp tim nó đã thấy đau. Suy nghĩ về những Ông Bà Ngoại khác, mắt mờ chân rung vẫn ngày đêm bươn chải, ôi cả cuộc đời vất vả với con cháu đến tuổi xế chiều còn lại được gì ngoài thân thể gầy mòn???????