Ai sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, nhất định trong ký ức vẫn còn lưu giữ một hình ảnh đẹp, mà cho dù có đi đâu xa hay trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống thì hình ảnh đó cũng không thể xóa nhòa trong tấm trí của người con đất Việt. Chái bếp quê nhà nghe tên sao quá đổi thân quen, nhưng đã dần trở thành xa lạ đối với thời đại bây giờ. Xã hội ngày càng phát triển, tiện nghi cuộc sống cũng được nâng cao, bây giờ hầu hết nhà ai cũng có cái bếp khang trang và tiện lợi hơn rất nhiều, bếp ga, bếp điện đã thay thế dần cái cà ràng ở nơi chái bếp năm nào .
Hồi đó ở quê, nhà ai cũng cất một kiểu giống nhau, phần rộng
lớn và khang trang nhất dùng để thờ cúng ông bà tổ tiên và là nơi để tiếp đãi
khách,. Còn một nơi khuất nhất ở góc sau nhà chính là chái bếp. Chái bếp được cất
tách biệt ra khỏi nhà lớn, bởi hai lý do, thứ nhất là gia chủ sợ khói bếp làm bẩn
luôn ngôi nhà của mình bởi những làng khói xám phát ra từ cà ràng sau bếp. Thứ 2,
bởi chái bếp là nơi giữ lửa nồng ấm của gia đình nên người ta có thói quen giấu
ở góc khuất. Ngoài ra, ông bà ta có nói, muốn biết gia đình đó có hạnh phúc hay
không và người phụ nữ trong nhà có đảm đang hay không thì chỉ cần nhìn vào chái
bếp là biết.
Tôi không biết hai từ: chái bếp” có từ bao giờ và xuất
phát từ đâu nhưng khi tôi biết thì nó đã hiện hữu trong nhà của tôi. Trong chái
bếp truyền thống người ta đặt 2 cái cà ràng hoặc mấy cục gạch ống kê thành ba
ông táo, vài ba bó lá dừa, nồi nêu xoong chảo và một cự củi khô dùng cho việc nấu
ăn. Nhà nào khá dã hơn, thì làm chái bếp rộng hơn để đặt thêm một cái “ gạc
măng rê” hay còn gọi là“ cái chạn”, để đựng chén, những vật dụng cần xài và thức
ăn sau khi đã nấu chín.
Tiếc cho những ai chưa một lần sống ở chốn nhà quê yên
bình, để có thể hít thở được bầu không khí trong lành của những buổi sớm bình
minh và đi chân trần trên đất khi những giọt sương còn đọng quằn trên lúa.
Khi tiếng gà bắt đầu gáy sáng cũng là lúc Má tôi thức
dậy nhóm lửa bắt ấm nước để pha trà và chuẩn bị nấu cơm sáng cho ba đem theo ra
đồng. Tôi cũng bật dậy lẽo đẽo theo má xuống bếp, cái làng khói xám cay xè làm
phá tan đi cái buổi sớm tĩnh mịch, tôi thích đùa giỡn với những làng khói xám ấy,
mặc dù mỗi lần nghịch như thế thì mắt mũi tôi lại tèm nhèm vì cái mùi cay cay nồng
nồng của khói. Lần nào má nấu cơm, tôi cũng dặn má nhớ làm sao để có cơm cháy
giòn giòn, tôi thích cái mùi thơm thơm của cơm cháy hòa quyện với cái vị mặn mặn
của cá kho khi ăn cùng, mà duy nhất chỉ ở chái bếp nhà quê mới có.
Chị em tôi lớn lên cũng nhờ vào cơm má nấu nơi chái bếp
này, cứ mỗi lần đi học về tới nhà, như thói quen chị em tôi lao ngay xuống bếp,
mở nắp nồi, mở tung cái gạc măng rê xem hôm nay má nấu món gì? Hôm nào có món
cá kho khô với canh mướp là y như rằng ngày đó cái nồi cơm của má khỏi cần đi rửa
cũng sạch.
Nơi chái bếp ấy
cũng là nơi má tôi dạy tôi nhóm bếp củi và nấu những món ăn đầu tiên. Nhúm được lửa có khi nước mắt chảy đầm đìa, nhất là
những ngày mưa, củi ướt không bắt lửa phải cúi gập người, " phùng
mang" mà thổi, khói cuộn lên bay vào mắt cay xè, mùi khói bếp nồng nồng mà
đi xa đâu dễ mà quên.
" chỉ còn nhớ khói hung nhèm mắt cháu
nghĩ đến giờ sóng mũi còn cay"
" chỉ còn nhớ khói hung nhèm mắt cháu
nghĩ đến giờ sóng mũi còn cay"
Chái
bếp quê còn gợi cho người ta một cảm giác ấm cúng yên ả của những buổi chiều
tà, khi khói bếp quyện vào không gian cho ta biết đó là lúc sum họp gia đình
sao những giờ làm việc vất vả, cả nhà chuẩn bị quay quần xúm xít bên mâm cơm
gia đình.
bữa
cơm chiều bông súng với mắm kho"
Ngày nay còn được mấy nhà giữ
được bếp quê ?. bếp ga tràn lan chỉ cần bật một cái có ngay ngọn lửa, còn đâu
khói bếp nhà ai quyện vào trong gió, thoang thoảng mùi rơm khô, mùi củi ướt... những gia đình cũng ít khi tụ
họp bên mâm cơm vì ai muốn ăn chỉ cần bật bếp lên, nhanh gọn,tiện nghi nhưng
sao chạnh lòng nhớ mãi bếp quê, chợt cay mắt như những ngày thơ ngồi bên bếp đợi
bữa cơm chiều,...
Và tôi cũng lớn dần theo năm tháng, rời xa nhà đi học ở
xa, buổi chiều mỗi khi chạy xe ngang qua nhà ai có làng khói bay lên từ nơi góc
bếp, tôi dừng lại ngắm nghía thật lâu. Tất cả ký ức trong chái bếp nhà quê
cứ cựa quậy trong tôi rất nhiều cảm xúc. Ở nơi ám khói đó sao mà thân thương
quá đổi, chái bếp thương yêu đến chảy tràn nước
mắt ấy là nơi nuôi nấng biết bao người lớn lên.
Bất chợt nhớ quay quắt khi nhà ai đó bật lên bài nhạc còn
thương rau đắng mộc sau hè …” Chái bếp hiên sau cũng ngọt ngào, một lời cho
nhau….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét