Bác Mù và Cây Sáo Mưu Sinh


Ở cái tuổi hơn thất thập cổ lai hy, ở đâu đó còn rất nhiều mảnh đời cơ cực, nghèo khổ để mưu sinh, kiếm từng đồng để nuôi sống bản thân mình. Hoàn cảnh mà tôi gặp thỉnh thoảng vào buổi chiều khi đi làm về, một Bác mù cùng với chiếc sáo cũ kỹ của mình, ngồi bên vệ đường cố gắng thổi thành những điệu nhạc để cầu mong được người qua đường bố thí ít đồng lẻ, âm thanh sáo của Bác nghe sao mà não nuột đến thế, những âm thanh phát ra nghe như thật nghẹn ngào. Cái tuổi ấy đáng lẽ phải được con cháu phụng dưỡng, vậy mà Bác lại một mình lầm lũi cùng cái xô, cây sáo và cây gậy dò đường. Tôi thương hoàn cảnh của Bác nên mỗi khi chuẩn bị về tôi thường để dành những tờ bạc lẻ cho Bác. Lần nào để tiền vào xô, cũng nhận được lời cảm ơn của Bác. Có lần một tên côn đồ cố tình chạy gần Bác, tưởng đâu hắn ta tốt bụng cho Bác vài đồng lẻ, ai ngờ cái tên cà trớn đáng ghét như hắn lại dùng chân đá văng cái xô mà Bác dùng để đựng tiền mỗi khi có khách qua đường cho, chiếc xe tải chạy đến cán nát cái xô ấy, Bác không nhìn thấy đường nên cũng chẳng biết mặt mũi hắn ra sao, Bác chỉ biết ngồi bên vệ đường dùng chiếc gậy để dò tìm cái xô của Bác, nhưng Bác đâu có biết nó đã không còn nguyên vẹn nữa. Một cô gái qua đường rất lịch sự, dừng xe lại bên đường cạnh Bác ngồi, nói nhỏ nhẹ với Bác: “Bác ơi cái xô của Bác bị hư rồi, để con mua lại cho Bác một cái xô khác.”
Với nghĩa cử cao đẹp của cô gái ấy làm ai qua đường cũng cảm thấy thán phục, không phải vì giá trị của cái xô mà cô gái mua lại, hay những đồng bạc lẻ mà cô gái không quên để vào khi mua lại cho Bác cái xô mới, mà là giá trị đạo đức cao đẹp và cách cư xử ân cần của cô gái với Bác mù tật nguyền không thân thích. Là con người với nhau chẳng giúp đỡ thì thôi, mà còn hiếp đáp người khác như vậy, hắn ta đúng là chẳng ra gì. Người ta vì không còn đủ sức để làm những công việc nặng nhọc để mưu sinh, mới dùng sức lực còn lại của mình để thổi sáo mưu sinh. Đi xem ca sĩ hát hay biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu cũng cần phải mua vé vào cổng chứ cũng đâu ai hát không cho thưởng thức. Bác mù và những ca sĩ biểu diễn trên sân khấu cũng đâu phải khác nhau lắm, chỉ khác nhau là Bác mù nghèo khổ, không được biểu diễn trên sân khấu, không được ăn mặc sang trọng, còn ca sĩ thì được ăn mặc sang trọng và được đứng trên sân khấu lớn mà thôi. Tại sao có thể dùng một số tiền không nhỏ để mua vé xem biểu diễn, mà không thể dùng một ít đồng bạc lẻ để giúp đỡ Bác chứ?

5 nhận xét:

  1. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
    Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà
    Vài lời cung chúc tân niên mới
    Vạn sự an khang vạn sự lành...!

    Chúc HHV tết vui vẻ, phát tài, phát lộc!

    Trả lờiXóa
  2. Dạ em cảm ơn ạ, năm mới em cũng chúc Nhabaokhongthe năm mới sức khỏe, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

    Trả lờiXóa
  3. Năm mới vui không em? Cần Thơ ăn Tết lớn không? Chị rất mê chợ nổi Cái Răng, Phong Điền..., nhưng mới chỉ được đi có 1 lần.
    Chúc em năm mới thật vui, và cứ sống nhân hậu với mọi người như thế nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ cũng vui Chị OM ạ, cảm ơn Chị đã ghé nhà em và để lại lời chúc năm mới. Em cũng chúc Chị năm mới dồi dào sức khỏe, vui vẻ và vạn sự như ý.
      Năm nay Cần Thơ ăn tết cũng sung túc lắm Chị. Nhà em ở khoảng giữa của chợ nổi Cái Răng và Phong Điền đó Chị,khi nào có dịp về Cần Thơ, em sẽ tình nguyện làm hướng dẫn viên cho Chị,nơi nào em không rành lắm chứ chợ nổi Cái Răng và Phong Điền thì ok lắm Chị ạ :), tại nhà em thuộc huyện Phong Điền mà hihi.

      Xóa
  4. đọc bài này, xúc động thật em ạ. Những cảnh đời nghiệt ngã như thế này biết bao giờ mới hết em hén !
    Dù có những người sống chẳng đáng chữ " người ", nhưng cũng may, xung quanh ta, còn biết bao tấm lòng nhân hậu.
    Nói thiệt nha, dù em không thuộc hàng sắc nước hương trời, nhung chị tin, với tấm lòng như thế, em chắc chắn sẽ gặp Bạch Mã Hoàng tử xứng đáng với em.
    Cầu cho ông Lão đó sớm có những ngày bớt tủi cực đi em hén !

    Trả lờiXóa